Thứ Năm, 17 tháng 4, 2008

Khái niệm Phóng viên là ai?

Phóng viên hay nhà báo là người làm việc trong một tòa soạn báo, một hãng thông tấn, một đài truyền hình hoặc đài phát thanh. Đôi khi, có những phóng viên tự do không trực thuộc một cơ quan nào nhưng cũng hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Công việc của phóng viên là thực hiện các bài viết, bản tin, phỏng vấn, hình ảnh hoặc phóng sự về một hay nhiều vấn đề của xã hội đương đại.
"Tìm đến ngọn nguồn của sự thật" là mục tiêu lớn nhất mà một phóng viên (nhà báo) phải theo đuổi. Đó cũng có thể coi là phẩm chất cao quý nhất của phóng viên. Cũng có thể coi phóng viên là "nhà sử học". Bởi lẽ, xã hội, nhân dân, lịch sử yêu cầu, mong mỏi và bắt buộc nhà báo-nhà sử học phải tôn trọng sự thật, phản ánh đúng sự thật khách quan như "nó" vốn có và đã diễn ra.
Phóng viên phải có khát khao cháy bỏng và trong tình huống không thể tránh được, dám trả giá nào đó để không hổ thẹn với nghề. Sự trả giá ấy không thể so với những khốc liệt của chiến tranh trước đây, nhưng đủ để người ta vẫn gọi nghề báo với cái tên "nghề nguy hiểm".
Vũ khí của người làm báo là khả năng đưa thông tin đến cho mọi người. Thông tin về cái tốt và về cái xấu. Thông tin về những gì chưa rõ sẽ là tốt hay xấu. Thông tin chân thực, có trách nhiệm. Thông tin trung thực chỉ có một khuôn mặt. Nếu thông tin của bạn có ích cho xã hội, nhưng lại động chạm đến lợi ích của những nhóm người nào đó, thì từ khi đó, bạn cũng sẽ là đối tượng của thông tin. Thông tin về bạn, về động cơ của bạn, về khả năng của bạn, về phẩm chất của bạn. Thông tin này lại có nhiều khuôn mặt. Để chống lại bạn, không nhất thiết người ta phản đối những gì bạn viết. Không phải lúc nào độc giả hay khán giả yêu quý bạn, cũng có thể bên cạnh bạn, bảo vệ bạn. Vì dẫu khác xưa nhiều, thì bây giờ xã hội chúng ta đang sống vẫn chưa thể có một cơ chế hoàn hảo để luôn phân biệt rõ trắng đen trong các luồng lạch thông tin.
Công việc của phóng viên là ‘lấy tin’. Nhưng trong một ngày có biết bao nhiêu sự kiện xẩy ra. Không phải tất cả đều đáng tường thuật. Như vậy, những gì là tin tức? Độc giả muốn biết và cần biết những tin như thế nào? Đây là điều các phóng viên phải quyết định hàng ngày. Trước khi săn tin về một vấn đề nào đó, họ tự hỏi: ‘đây có phải là chuyện người ta sẽ bàn tán đến hay không?’ và ‘đây có phải là tin họ cần hay không?’
Phóng viên là những người giữ một trong những công việc quan trọng nhất trong bất cứ một xã hội nào. Hoàn cảnh làm việc của các phóng viên khác nhau tùy từng quốc gia. Tại một vài nước, chính phủ hay các chính đảng làm chủ ngành truyền thông. Tại một số nước khác, các cá nhân hay công ty làm chủ. Tại nhiều nước, ngành truyền thông gồm cả hai loại. Nhưng cho dù hoàn cảnh của họ ra sao đi nữa, thì tất cả các phóng viên giỏi đều có cùng chung một mục đích cơ bản.
Họ cung cấp cho người đọc những tin tức cần thiết để hiểu về thế giới chung quanh và để đi đến các quyết định trong đời. Người đọc dựa vào các phóng viên để biết tin tức về cộng đồng của họ, về chính phủ, thương nghiệp, thể thao, sức khoẻ v.v... Với các tin tức đó, người đọc quyết định nên xem những gì trên truyền hình, ăn uống những gì, mua xe gắn máy loại gì, cho con cái đi học ở đâu, bỏ phiếu cho ai trong cuộc tuyển cử sắp tới, và hơn thế nữa.
Thỉnh thoảng, những tin này mang tính chất sống còn. Một chính trị gia Thái Lan cho rằng cơ quan dự báo thời tiết đã không kịp thời thông báo cho dân làng ở một tỉnh miền Bắc biết rằng sắp có bão, khiến cho 30 người bỏ mạng vì lụt. Theo ông các nhà dự báo thời tiết cần đến các phương tiện truyền thông. ( ST )

Tìm nguồn tin và ý tưởng

Tìm nguồn tin và ý tưởng để viết bài Thông thường tin tức diễn ra ngay bên ngoài cửa sổ của chúng ta: một tòa nhà bốc cháy, cảnh sát bắt kẻ gian, lụt lội trên đường phố sau những trận mưa lớn. Tuy nhiên, nhiều tin không rõ rệt như vậy. Bạn không nên ngồi chờ cho các diễn biến xẩy ra, hay chờ chủ biên giao cho bạn công việc. Bạn nên tự mình nghĩ ra các ý tưởng để viết bài. Bạn có thể tìm ý bằng cách thường xuyên liên lạc với các cơ quan thông tin của chính phủ hay các bộ ngành. Một số các cơ quan công bố lịch trình hoạt động trong ngày.
Một số các thông cáo báo chí có thể là nguồn gốc để viết các tin hay. Mốt số tin do các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc đưa ra. Những thông cáo khác do các doanh nghiệp, trường học, v.v.. phổ biến. Các chính phủ và tổ chức khác cũng thường xuyên phổ biến các thông cáo, tài liệu và các bản báo cáo. Các phóng viên giỏi biết tính trước. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng để hiểu biết về các đề tài hay cơ cấu tổ chức mà bạn viết bài. Làm sao để chắc chắn rằng bạn biết sẽ xẩy ra sự kiện nào kế tiếp. Hãy chuẩn bị sẵn sàng các tin tức về bối cảnh thông tin dữ liệu bạn cần đến khi quốc hội thông qua một đạo luật mới về đầu tư, hay khi ngân hàng trung ương loan báo cắt giảm lãi xuất một lần nữa. Các bạn cũng có thể lấy ý tưởng bằng cách đọc các báo khác, nghe radio và xem TV. Hãy để ý đếncác câu hỏi mà các phương tiện truyền thông khác chưa giải đáp. Tìm một khía cạnh mới cho câu chuyện.
Một số các phóng viên đọc các tạp chí định kỳ về kỹ thuật để tìm hiểu về các tiến triển trong lĩnh vực họ quan tâm để viết tin. Một phóng viên viết về môi trường có thể đọc tờ Watershed, một tập san chuyên về các vấn đề môi trường tại Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hãy tự trau dồi kiến thức càng nhiều càng tốt về các vấn đề bạn viết. Khi bạn học đựơc điều gì mới, bạn có thể chia sẻ với độc giả của bạn.
Tại Campuchia, nhiều phóng viên đọc bản tin hàng tháng của Quốc Vương Norodom Sihanouk. Trong bản tin, Quốc Vương cho biết ý kiến của ngài về nhiều vấn đề, chẳng hạn như các phiên tòa xử Khmer đỏ hay các vấn đề của nông dân nghèo. Các ý kiến này đôi khi là tài liệu tốt để viết bài. Bạn cũng có thể tìm đựơc ý viết bài bằng cách nói chuyện với người khác-tại nhà, nơi chợ búa hay tiệc tùng. Người ta nói chuyện về những gì? Các ý kiến và những mối quan tâm của họ có thể là nền tảng để viết bài. Bạn cũng có thể tìm ra biết bao nhiêu ý nhờ quan sát. Lần tới trên đường đi làm, bạn nên để ý xem có tòa nhà nào mới, trông có vẻ hay hay, đang bắt đầu được xây. Gọi điện thọai cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng của thành phố để hỏi thêm. Có thể bạn sẽ biết được đó là một viện bảo tàng hay một rạp xi nê mới lạ. Đó là chuyện mà nhiều người trong thành phố muốn đọc.
Có nhiều nguồn tin, nhưng là nguồn tin tốt. Qua những người khác bạn có thể tìm ý để viết bài. Họ cũng cho bạn các thông tin bạn cần để viết bài. Nhưng điều quan trọng là các nguồn tin đó phải tốt. Bạn phải chắc chắn là bạn có các nguồn tin chính xác và khách quan hoặc các tin trung lập. Liệu những tin họ cung cấp cho bạn trước đây có đúng hay không? Những người khác có tin tưởng vào các nguồn tin đó hay không? Liệu họ có ở vào địa vị để biết về những điều họ nói đến hay không? Họ có lý do gì để nói dối bạn hay không? Bạn cũng cần phải có các nguồn tin chuyên môn về một số vấn đề nào đó. Kể cả các chuyên gia kinh tế. Nếu bạn viết về một tin kinh tế mà không hiểu các từ chuyên môn, bạn có thể điện thoại hỏi họ. Để gây dựng các nguồn tin tốt, bạn cần phải nói chuyện với mọi người thường xuyên, bằng cách gặp tận mặt hay qua điện thọai. Khi họ đã biết bạn rồi, họ sẽ tin bạn. Và bạn cũng sẽ biết có tin được họ hay không.
Một số phóng viên thường làm quen và giao thiệp với các viên chức cấp trung tại các cơ quan họ quan tâm để viết bài. Đây là những người thường nắm được những gì đang xẩy ra. Các thư ký cũng có thể là những nguồn tin tốt vì họ biết các viên chức làm gì. Họ cũng có thể dàn xếp để bạn phỏng vấn các viên chức đó. Phóng viên giỏi viết bài dựa vào tin tức do nhiều nguồn tin cung cấp. Khi một nguồn tin cho bạn một thông tin nào đó, bạn hãy kiểm tra lại với những nguồn tin khác để chắc chắn rằng tin đó đúng. Hoặc bạn nên yêu cầu những nguồn tin khác nhận xét hay bình luận để bạn có thể viết bài một cách hoàn hảo hơn. Không nên chỉ trích riêng lời các viên chức chính phủ. Hãy nói chuyện với các chuyên gia, chẳng hạn như với các nhân viên thuộc các tổ chức phi chính phủ hay các giáo sư đại học. Hãy nói chuyện với những người dân thường mà các sự kiện đó ảnh hưởng tới họ. Thường xuyên liên lạc với các nguồn tin của bạn để biết xem những gì đang xẩy ra. Dưới đây là một số những nguồn tin cho các phóng viên tại Đông Nam á:
Thông cáo báo chí
Các cơ quan chính phủ
Cảnh sát và nhà thương
Các tổ chức quốc tế
Các nhà ngọai giao
Các Tổ chức phi chính phủ.
Các doanh nghiệp và hiệp hội nghiệp vụ
Trường học
Thư thông tin, tạp chí, nhật báo, Internet
Các bản tin địa phương và quốc tế trên TV và Radio
Người dân chỗ chợ búa.
Giữ một danh sách nguồn tin Lưu giữ một danh sách các nguồn tin được sắp xếp gọn gàng nơi bàn giấy của bạn ở phòng tin là điều hết sức quan trọng. Luôn luôn xin danh thiếp của người cung cấp tin cho bạn. Xếp danh thiếp này vào một chiếc hộp trên bàn của bạn. Cùng lúc, bạn nên giữ sẵn một cuốn niên giám điện thoại và các sổ ghi số điện thọai của chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Thường thường bạn phải gọi điện ngay lập tức cho một người nào đó. Bạn không có đủ thì giờ để đi tìm tên người đó ở những chỗ khác

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2008

HƯỚNG DẪN CÁCH COMMENT BÀI CHO THẦY NGỌC TRÂN

Bước 1: nhấn vào chữ comment – bạn sẽ nhận được 1 cửa sổ mới, kéo xuống bên dưới sẽ thấy hình như sau:















Đánh trực tiếp vào khung này nội dung bài gửi comment hoặc copy từ Microsoft word ( chú ý : không cho phép chèn hình ảnh )

Bước 2: tiếp tục kéo xuống dưới thêm 1 chút nữa sẽ thấy hình như sau:



















Đây là ô kiểm sóat thư rác, vì vậy các bạn phải đánh vào các ký tự kiểm sóat màu xanh bên trên vào ô phía dưới.

bước 3: tiếp tục kéo xuống chút nữa sẽ thấy
















Chọn vào dấu check O Anonymous ( tức người dùng nặc danh ). Khi bạn chọn vào nút này thì trên nội dung bài biết phải ghi luôn họ và tên.

Sau đó nhấn vào nút

















Khi thành công bạn nhận được thông báo phía trên cửa sổ comment như hình sau:

















Nếu không nhận được thông báo này thì có nghĩa là bạn chưa gửi được bài.

Nếu các bạn không làm được có thể gửi mail cho Thầy hoặc gửi mail cho Trung, Trung sẽ làm giúp.

contact Mr Trung:

cell phone: 0903780186

E-mail: trungpham_ss@yahoo.com

web: coaltrung.blogspot.com

Chúc các bạn học tốt!

Thân ái

Phạm Trung