Thứ Hai, 5 tháng 5, 2008

Chia xẻ bài học lịch sử Văn minh Phương Đông






Trà đạo Nhật bản có lịch sử trên 400 năm, nó không những là 1 cách thức uống trà, chế tác trà hết sức độc đáo và được lưu truyền rộng rãi mà còn là 1 cách thức để tu thân dưỡng tính, đề cao yếu tố văn hóa trong sinh họat và là 1 phương pháp để giao tiếp xã hội. tên gọi Trà đạo có nghĩa là nghệ thuật uống trà của Nhật bản đã được nâng lên 1 bậc dựạ trên tinh thần của nhật là đem lễ nghi, tinh thần đầm ấm hòa hõan thân mật để tiếp đãi khách. Mặt khác gọi là trà đạo cũng vì những lễ nghi, nguyên tắc bất biến của cung cách uống trà:
Trà đạo có 4 qui định và 7 phép tắc.
4 qui định là Hòa ( hòa mục ) , Kính ( tôn kính người khác ), Thanh ( thuần khiết u tĩnh ), tịch ( làm cho thần tứ an tĩnh, gạt bỏ dục vọng, thanh thản ).
7 qui tắc: trà cần đậm nhạt vừa miệng, lửa cháy to nhỏ vừa phải, độ nóng của trà tùy theo mùa, hoa cắm trong phòng phải tươi mới, khách mời phải đến sớm hơn thời gian mời, luôn mang theo áo mưa dù trời có mưa hay không, quan tâm đến khách chu đáo kể cả khách của khách.

Do ảnh hưởng của Phật giáo Thiền tông nên vị thiền của Đạp phật qua ghi lễ uống trà của Trà đạo cũng thể hiện tinh thần “ Trà Thiền nhất vị “ tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, gạt bỏ u phiền, tham danh lợi, dục vọng.

Do đó có thể thấy trà đạo gồm những yếu tố nghệ thuật, triết học, đạo đức để làm gia tăng tình cảm hữu nghị, thân thiết giữa bạn bè, chủ khách.
ở Nhật có 3 trường phái trà đạo chính là “ Biểu Thiên Gia”, “ Lý Thiên Gia” và “ Vũ giả Tiểu lộ Thiên gia” trong đó Lý Thiên Gia có ả hưởng lớn nhất

Pham Trung

Không có nhận xét nào: